Chiến tranh công nghệ leo thang: OpenAI đóng cửa tại thị trường Trung Quốc
- Yến Nguyễn
- 1 thg 7, 2024
- 4 phút đọc
Đã cập nhật: 3 thg 7, 2024

Tuần qua, OpenAI đã kiên quyết ngăn chặn quyền truy cập đối với Trung Quốc và Hồng Kông, cắt đứt người dùng ra khỏi một trong số những công cụ AI tiên tiến nhất hiện nay.
Hành động này của OpenAI không quá ngạc nhiên khi xét đến yếu tố căng thẳng địa chính trị và sự cạnh tranh công nghệ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến AI tăng sức nóng hơn nữa dưới ảnh hưởng của chiến tranh lạnh về công nghệ. Trong tương lai những tác động lớn đến AI ở Trung Quốc và trên thế giới và sẽ đặt nền móng cho sự cạnh tranh khốc liệt giữa các siêu cường AI.
Trước sức ép ngày càng cao của chính phủ và sự cạnh tranh giành quyền thống trị AI, sự lựa chọn của OpenAI sẽ bảo vệ họ trước những khó khăn về địa chính trị. Động thái này nhấn mạnh sự phân biệt “kỹ thuật số” sâu sắc giữa Trung Quốc và các nước phương Tây. Một trong những yếu tố quyết định trong kỷ nguyên chiến tranh công nghệ này. Tuy nhiên, việc OpenAI cắt đứt quan hệ với Trung Quốc đánh dấu một xu hướng tách rời công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng rõ rệt.
Ý nghĩa đối với những chủ thể AI ở Trung Quốc
Việc phong tỏa OpenAI mang lại cả thách thức và cơ hội cho các công ty AI Trung Quốc. Một mặt, sự vắng mặt các mô hình tiên tiến của OpenAI như GPT-4, từ thị trường Trung Quốc có thể làm chậm quá trình áp dụng và tích hợp các công cụ AI tiên tiến. Nhất là với các công ty khởi nghiệp và công ty nhỏ thiếu nguồn lực để phát triển các mô hình tương tự một cách độc lập.
Tờ South China Morning Post dẫn lời các chuyên gia cho biết: “Động thái của OpenAI dự kiến có hiệu lực vào ngày 9 tháng 7, có thể ảnh hưởng đến các công ty Trung Quốc đang phát triển dịch vụ dựa trên các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) của OpenAI”. Tuy nhiên, điều này cũng có thể đóng vai trò là đòn bẩy cho sự đổi mới ở Trung Quốc, thúc đẩy các công ty Trung Quốc tiến xa hơn nữa trong việc sản xuất công nghệ. Từ đó tạo ra một sự bùng nổ nghiên cứu AI mới, khiến Trung Quốc trở nên năng động và tự chủ hơn.
Mặt khác, lệnh phong tỏa tạo ra khoảng trống cho các gã khổng lồ trong nước như Alibaba, Baidu và Tencent có đủ khả năng để lấp đầy. Những công ty này có tiềm lực tài chính, năng lực và cơ sở hạ tầng để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển AI, dẫn đến những nỗ lực tích cực hơn trong việc đổi mới AI và xây dựng các lựa chọn thay thế cho OpenAI.
Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc đã tích cực tài trợ cho ngành công nghệ bằng các khoản đầu tư lớn và các chính sách thuận lợi. Sắp tới đây chúng ta có thể thấy một làn sóng nghiên cứu AI mới sẽ làm tăng sự cạnh tranh nội bộ giữa các công ty Trung Quốc và đưa Trung Quốc sánh ngang với các đối tác nước ngoài.
Động lực AI hóa toàn cầu
Động thái của OpenAI có ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc. Có vẻ như càng ngày chúng ta sẽ thấy một bức tranh AI hóa toàn cầu trở nên phân mảnh hơn. Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành vị trí thống trị của mình, các quốc gia và khu vực khác có thể sẽ bị nghiêng về một phía trong quá trình tiếp cận công nghệ AI.
Điều này đặc biệt đúng với các quốc gia Đông Nam Á và Châu Phi nơi Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ. Họ có thể sẽ ủng hộ nhiều giải pháp AI của Trung Quốc hơn. Tuy nhiên, các nước châu Âu và Bắc Mỹ có thể tăng sự phụ thuộc vào các giải pháp AI của Mỹ. Sự chia rẽ này có thể có ảnh hưởng sâu sắc đối với các tập đoàn quốc tế, trao đổi dữ liệu và sự phát triển của các tiêu chuẩn AI trên toàn thế giới.
Điều này thách thức Trung Quốc trong việc định vị chiến lược cho lĩnh vực AI đang phát triển của mình để các quốc gia khác không thấy bị đe dọa. Tuy nhiên, khi cuộc đua AI nóng lên, chúng ta cần phải đặt đạo đức và hợp tác quốc tế lên hàng đầu. Đối với một số công ty xem Trung Quốc là thị trường thiết yếu, những công ty đó sẽ phải tìm cách vượt qua những rào cản địa chính trị phức tạp.
Ví dụ, Apple đang tìm kiếm các đối tác địa phương mà cung cấp dịch vụ tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về AI của Bắc Kinh, bao gồm các tiêu chuẩn do Viện Tiêu chuẩn hóa Điện tử Trung Quốc đặt ra vào năm ngoái. Xét cho cùng, tương lai của AI không chỉ phụ thuộc vào những tiến bộ công nghệ mà còn phụ thuộc vào các chiến lược và chính sách địa chính trị chi phối sự phát triển của nó.
Comments